Thực hiện Công điện số 01/ CĐ-UBND ngày 11/01/2018 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc chỉ đạo công tác phòng, chống rét, ngày 12/01/2018, Sở Thông tin và Truyền thông ban hành Công văn số 24/STTTT-TTBCXB về việc tuyên truyền phòng, chống rét trong đó đề nghị Báo Hà Tĩnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Phòng Văn hóa – Thông tin, Đài Truyền thanh – Truyền hình các huyện, thành phố, thị xã thực hiện một số nội dung sau:
1. Báo Hà Tĩnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh liên hệ trực tiếp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh để thông tin kịp thời về tình hình thời tiết; quy trình kỹ thuật, biện pháp canh tác, phòng chống rét, dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi,tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện truyền thông để người dân biết và chủ động phòng, chống góp phần giảm thiểu thiệt hại do thời tiết gây ra.
2. Phòng Văn hóa - Thông tin, Đài Truyền thanh - Truyền hình các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo hệ thống truyền thanh các xã, phường, thị trấn phát nội dung hướng dẫn phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi (nội dung kèm theo) trên hệ thống truyền thanh cơ sở; thông tin diễn biến thời tiết để bà con nhân dân chủ động giữ ấm, đảm bảo nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm.
3. Nội dung tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cơ sở:
Để chống rét cho cây trồng và vật nuôi, hạn chế các thiệt hại do thời thiết gây ra, đề nghị bà con triển khai mộ số nội dung sau:
3.1. Đối với cây trồng
Tập trung chống rét cho mạ để đảm bảo diện tích gieo cấy theo kế hoạch, hướng dẫn thực hiện các biện pháp kỹ thuật như sau:
Đối vớidiện tích mạ đã bắc: Thường xuyên kiểm tra việc che phủ nilon đảm bảo chống rét cho mạ khi nhiệt độ xuống thấp. Tuyệt đối không bón thúc phân đạm, duy trì đủ nước tạo điều cho mạ sinh trưởng tốt, theo dõirầy lưng trắng, bệnh đạo ôn để chủ động phòng trừ trước khi xuống cấy, không xuống cấy khi nhiệt độ dưới 15oC.
Đối vớidiện tích lúa đã gieo thẳng: Đảm bảo chế độ nước thích hợp phù hợp với sinh trưởng của lúa trên đồng ruộng, không được để ruộng thiếu nước hoặc ngập úng, khi thời tiết thuận lợi tiến hành chăm sóc, không bón đạm vào những ngày nhiệt độ dưới 15oC.
Đối với trà bắt đầu xuống giống (các giống Nhị ưu 838, N98, N87, Hương thơm 1, Khang dân 18, Khang dân đột biến, VTNA2): Thời vụ xuống giống trùng với đợt rét sắp tới nên bố trí cuối lịch thời vụ để tránh rét, đối với ruộng gieo thẳng tiến hành bắc mạ dự phòng có phủ nilon góc ruộng để dặm tỉa. Trường hợp đã ngâm ủ khuyến cáo bắc mạ che phủ nilon đúng quy trình kỹ thuật.
Đẩy nhanh tiến độ làm đất và tu sửa hệ thống thuỷ lợi nội đồng chuẩn bị cấy lúa Xuân; đồng thời chuẩn bị các loại vật tư cần thiết để triển khai sản xuất các loại cây trồng cạn như lạc, ngô, khoai và các loại rau màu vụ Xuân 2018 khi thời tiết thuận lợi, đặc biệt lưu ý cần chủ động nguồn lạc giống phục vụ sản xuất.
Kỹ thuật bắc mạ phủ nilon: Sử dụng nilon trong suốt; sau khi bắc mạ xong, dùng tre, nứa cắm các khung ngang, cứ 0,8 - 1,0 m cắm 1 khung, uốn cắm theo dạng mái thuyền (mai rùa) đỉnh cao 40 - 60 cm, buộc 1 thanh dọc để cố định và tạo thành khung vững chắc, phủ nilon lên khung vừa tạo, phủ kín hết mặt luống, đắp đất bùn lên nilon ở 2 mép luống và 2 đầu luống. Nếu nhiệt độ ngoài trời dưới 150C không được mở nilon, khi thời tiết ấm trên 200C và mạ đã có lá thật, tiến hành luyện mạ bằng cách mở nilon ở 2 đầu luống để mạ từng bước thích ứng với điều kiện thời tiết. Khi thời tiết ấm (nhiệt độ ổn định trên 150C), trước khi cấy 5 - 7 ngày tiến hành mở từ từ toàn bộ nilon che phủ, nếu mạ sinh trưởng kém có thể dùng 60 - 80 gam urê hoà với nước để tưới cho 10 m2 mạ.
3.2. Đối với vật nuôi
Những ngày rét đậm, rét hại, nhiệt độ dưới 13 độ C, đề nghị bà con chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống đói rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; không thả rông trâu bò hoặc bắt trâu bò làm việc; đưa trâu bò về chuồng nuôi nhốt có kiểm soát; sửa chữa, che chắn chuồng, trại vững chắc; sử dụng hệ thống sưởi bằng bóng điện hoặc đốt củi sưởi ấm cho vật nuôi, giữ ấm và đảm bảo vệ sinh chuồng trại, nền chuồng phải khô ráo.
Thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại, môi trường chăn nuôi, các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Rà soát, triển khai tiêm phòng bổ sung thường xuyên đối với vật nuôi chưa được tiêm phòng định kỳ, hết thời gian miễn dịch hoặc mới nhập đàn.
Chủ động dự trữ thức ăn tinh, thức ăn khô (rơm rạ, cỏ khô), tận thu, áp dụng các biện pháp ủ xanh, u rê các loại phụ phẩm nông nghiệp (thân cây ngô, sắn, rơm rạ) làm thức ăn cho đàn vật nuôi, đảm bảo bình quân 7-10kg thức ăn thô/con trâu bò/ngày; cung cấp thức ăn tinh (cám, cháo...), muối, khoáng, vitamin..., cho uống thêm nước ấm để tăng sức đề kháng cho đàn vật nuôi.
Đề nghị bà con thực hiện tốt công tác phòng rét cho cây trồng, vật nuôi để giảm thiểu thiệt hại.
Công văn kèm theo (tải tại đây: /imagess/seoworld/CV-TT-phong-ch%C3%B4ng-r%C3%A9t_%281%29.docx)